Cơ sở hình thành và nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về con người

Mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội mà Hồ Chí Minh xác định cho cách mạng Việt Nam là nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội để đi đến giải phóng con người. Con người vừa là chủ thể của cách mạng, vừa là mục tiêu cao nhất của cách mạng.

1. Đặt vấn đề

Trong vấn đề con người, điều mà Hồ Chí Minh quan tâm nhất đó là con người Việt Nam, những quan hệ xã hội trong xã hội Việt Nam, Người đã nêu rõ ý kiến riêng, quan điểm của mình khi tiếp thu những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, những ý kiến, quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê-nin về con người.  Rộng nữa là cả loài người”. Như vậy, con người không phải là những cá thể biệt lập. Chỉ có trong quan hệ xã hội, trong hoạt động thực tiễn xã hội con người mới có lao động, ngôn ngữ, tư duy, chế tạo công cụ lao động, mới thật sự trở thành con người đúng nghĩa.

Hơn nữa, theo Hồ Chí Minh, con người muốn tồn tại thì phải có ăn, mặc, ở, đi lại… Nhưng đời sống con người không chỉ dừng lại ở vật chất, mà còn những nhu cầu tinh thần, văn hóa là những đặc trưng của con người. Tất cả nhu cầu về vật chất và tinh thần đó được đáp ứng hay không, lại hoàn toàn phụ thuộc vào chế độ xã hội, vào hình thái kinh tế – xã hội mà con người đang sống. Người nói: “đồng bào ai cũng có ăn, có mặc,…” vì đây là những điều thiết yếu để tồn tại. Người vẫn nhớ và thường nhắc lại “Dân dĩ thực vi thiên” (Dân lấy ăn làm trời, nếu không có ăn là không có trời). Lại có câu “Có thực mới vực được đạo” (Không có ăn thì chẳng làm được việc gì cả). Từ đó ta thấy việc quan tâm đến cái ăn, cái mặc, cái ở của nhân dân luôn đặt lên hàng đầu trong mối quan tâm của Hồ Chí Minh.

Đối với Ðảng Cộng sản Việt Nam, lực lượng duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam, lãnh đạo nhân dân, lãnh đạo đất nước…, Hồ Chí Minh nhấn mạnh trách nhiệm đối với đời sống của nhân dân. Ðó là những việc cần phải làm ngay: “1.Làm cho dân có ăn. 2. Làm cho dân có mặc. 3. Làm cho dân có chỗ ở. 4. Làm cho dân có học hành. Cái mục đích chúng ta đi đến là bốn điều đó. Ði đến để dân nước ta xứng đáng với tự do độc lập và giúp sức được cho tự do độc lập”. Người căn dặn: “chính sách của Ðảng và Chính phủ là phải hết sức chăm nom, đến đời sống của nhân dân”. Nếu dân đói, dân rét, dân dốt là Ðảng có lỗi.

Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, trong các giai cấp bóc lột ở Việt Nam chỉ có một số ít cam tâm làm tay sai cho thực dân đế quốc, chỉ có một số ít là phản lại dân tộc và đất nước, còn đại bộ phận vẫn thấy cái nhục mất nước của con người Việt Nam. Truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc đã hun đúc nên tinh thần văn hóa tiềm ẩn bên trong mọi người dân Việt Nam, bất kể giai cấp nào. Cho nên nếu làm thức tỉnh tinh thần dân tộc ở họ, thì họ vẫn đứng về phía dân tộc đối mặt với bọn đế quốc thực dân. Từ đó, Người đã sớm đưa ra chủ trương phân hóa giai cấp địa chủ thành thị, trung, tiểu địa chủ; phân hóa giai cấp tư sản thành tư sản dân tộc, tư sản mại bản, không phân biệt giai cấp, dân tộc, tôn giáo, không phân biệt giàu nghèo…

Trong tiến trình lịch sử Việt Nam, đây là một trong những thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh. Thắng lợi ấy đã chứng minh Hồ Chí Minh đã giải quyết đúng đắn mối quan hệ dân tộc – giai cấp một cách sáng tạo, không chỉ trong đường lối cách mạng, mà còn về mặt con người, và con người Việt Nam với những điều kiện lịch sử cụ thể của nó.

Quán triệt quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê-nin về vai trò của con người, Hồ Chí Minh đã sớm khẳng định sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng con người là sự nghiệp của giai cấp vô sản, của nhân dân lao động và của cả dân tộc, với tinh thần “phải đem sức ta mà giải phóng cho ta”. Hồ Chí Minh nhìn thấy sức mạnh của giai cấp vô sản, của nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam không chỉ với những gì đã được bộc lộ, mà còn ở những điều tiềm ẩn bên trong những lực lượng to lớn ấy. Người tin tưởng sâu sắc rằng khi giai cấp vô sản, nhân dân lao động các dân tộc thuộc địa trên thế giới thức tỉnh, tổ chức và đấu tranh theo đường lối đúng đắn thì sức mạnh sẽ trở thành vô địch và nhất định sẽ giành được thắng lợi trong cuộc cách mạng độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Hồ Chí Minh đã đi đến tổng kết, một dân tộc dù nhỏ bé sẽ không bị một dân tộc lớn gấp hàng chục lần thôn tính và đồng hóa nếu dân tộc ấy phát huy được sức mạnh con người với những phẩm chất tinh thần, tư tưởng và văn hóa. Ðối với dân tộc Việt Nam, con người làm ra lịch sử, nhân dân là chủ thể của lịch sử, là chân lý cụ thể, sinh động đã được Hồ Chí Minh củng cố và nâng cao thành triết lý nhân sinh. Triết lý nhân sinh này đã được phát huy và đã được chứng minh hùng hồn trong lịch sử hiện đại của dân tộc. Phải đương đầu với hai đế quốc to, trong khi lực lượng ta yếu về nhiều mặt, nhưng Hồ Chí Minh vững tin ở nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Ðảng, sẽ biến ít thành nhiều, nhỏ thành lớn, yếu thành mạnh, tạo được cả thế và lực để giành thắng lợi.

Lòng tin của Hồ Chí Minh vào nhân dân là do thấm nhuần sâu sắc truyền thống lịch sử dân tộc về phẩm chất của con người Việt Nam: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Ðó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”

Tháng 8-1961, nói chuyện với Hội nghị bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo các cấp toàn miền bắc nhằm quán triệt nghị quyết Ðại hội Ðảng toàn quốc lần thứ III, Người đã đưa ra một luận điểm quan trọng và khẳng định: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa”. Xây dựng chủ nghĩa xã hội là một cuộc cách mạng lâu dài, phức tạp, sâu sắc và triệt để nhất trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa… nên nó đòi hỏi con người mới xã hội chủ nghĩa phải là những con người đủ phẩm chất, năng lực về trí tuệ, đạo đức, sức khỏe, giác ngộ lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, quyết tâm cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới – xã hội chủ nghĩa.

2. Hoàn cảnh lịch sử

Chủ tịch Hồ Chí Minh, lúc còn nhỏ lấy tên là Nguyễn Sinh Cung, sinh ngày 19/5/1890, trong một gia đình trí thức phong kiến yêu nước tại Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An. Người lớn lên khi dân tộc Việt Nam mất độc lập, tự do, nhân dân lầm than, nô lệ, đang rên xiết dưới ách thống trị của thực dân Pháp và phong kiến tay sai. Suốt mấy chục năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, các phong trào yêu nước theo xu hướng phong kiến và dân chủ tư sản liên tiếp nổ ra nhưng đã không thành công. Yêu cầu có đường lối mới, giai cấp mới lãnh đạo phong trào cứu nước giải phóng dân tộc Việt Nam trở nên cấp thiết.

Khi Nguyễn Tất Thành – Một tên gọi khác của Hồ Chí Minh – ra đi tìm đường cứu nước cũng là khi chủ nghĩa tư bản đã bước sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, tranh giành ảnh hưởng, xâm lược và bóc lột các dân tộc thuộc địa.

Sự lớn mạnh của chủ nghĩa Mác – Lênin và thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã mở ra một thời đại mới trong lịch sử loài người. Tháng 3/1919, Quốc tế Cộng sản được thành lập làm cho phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa và phụ thuộc phát triển mạnh mẽ.

Tại Paris, thủ đô nước Pháp, Nguyễn Ái Quốc được đọc ‘Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về các vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của V.I.Lênin đăng trên báo Nhân đạo, số ra ngày 16 và 17/7/1920 của Đảng Xã hội Pháp. Những hiểu biết ban đầu đã giúp Hồ Chí Minh xác định được con đường cứu nước theo lập trường vô sản; đã lựa chọn tán thành Quốc tế thứ ba và tin theo V.I.Lênin. Từ một người yêu nước, Hồ Chí Minh đã trở thành một chiến sĩ cộng sản, Người theo chủ nghĩa quốc tế vô sản chân chính. Bước chuyển lịch sử đó của Người đồng thời phù hợp với xu thế của thời đại, mở ra con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam và có sức lôi cuốn lớp lớp người Việt Nam yêu nước tin tưởng đi theo.

=> Như vậy, hoàn cảnh lịch sử ra đời tư tưởng Hồ Chí Minh chính là sự vận động, phát triển của tư tưởng yêu nước Việt Nam những năm cuối thế kỷ XIX đến những năm 20 của thế kỷ XX; là sự gặp gỡ giữa trí tuệ mẫn cảm, thiên tài của Hồ Chí Minh với trí tuệ thời đại, chủ nghĩa Mác – Lênin, đã hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh.

3. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về con người

3.1 Văn hoá và truyền thống của người Việt Nam

Tư tưởng của Hồ Chí Minh là kết quả của sự kế thừa các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Đó là truyền thống yêu nước, ý chí độc lập, tự cường; đoàn kết, nhân ái, khoan dung, tinh thần cộng đồng, lạc quan yêu đời, cần cù, thông minh, sáng tạo… Hồ Chí Minh là người Việt Nam yêu nước trước khi trở thành một chiến sĩ cộng sản.

Truyền thống yêu nước của gia đình và quê hương đã ảnh hưởng sâu sắc tới đến quá trình hình thành nhân cách và bản lĩnh của người thanh niên Nguyễn Tất Thành. Chủ nghĩa yêu nước chân chính và các giá trị văn hoá dân tộc Việt Nam là tiền đề tư tưởng quan trọng của Nguyễn Tất thành khi rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước.

3.2 Tinh hoa văn hoá của nhân loại

Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Trong suốt cuộc đời, đặc biệt trong quá trình bôn ba tìm đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn tìm tòi, học hỏi và tiếp thu có chọn lọc, có phê phán quan điểm của các trường phái triết học, quan điểm tư tưởng cổ kim, đông, tây; tinh thần cách mạng, tinh thần độc lập, tự do của các dân tộc; kinh nghiệm của các cuộc cách mạng… để vận dụng vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, biến các giá trị tư tưởng nhân loại trở thành tư tưởng của mình. Đặc biệt, Người đã kế thừa, phát triển các giá trị tích cực của Nho giáo, Phật giáo, Thiên chúa giáo, chủ nghĩa Tam dân và văn hóa tư sản…

3.3 Chủ nghĩa Mác – Lênin

Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta. Từ chủ nghĩa yêu nước, Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, tiếp thu bản chất khoa học và cách mạng của học thuyết này. Từ đó, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Người đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin để giải quyết thành công những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

Trong quá trình vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam, Người đã có nhiều phát triển sáng tạo, làm phong phú thêm kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin.

Trong ba nguồn gốc trên, chủ nghĩa yêu nước là cơ sở ban đầu và là động lực thúc đẩy Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, làm cho chủ nghĩa yêu nước Việt Nam có nội dung mới, tầm cao mới, “độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”. Chủ nghĩa Mác – Lênin là nguồn gốc chủ yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh, giúp cho việc phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại có định hướng khoa học và cách mạng đúng đắn.

Chính vì thế, tư tưởng Hồ Chí Minh trước hết và chủ yếu là sản phẩm của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Tinh hoa văn hóa nhân loại làm giàu có và sâu sắc thêm chủ nghĩa yêu nước và tư tưởng xã hội chủ nghĩa ở Chủ tịch Hồ Chí Minh.

4. Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về con người

Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người là tư tưởng về cả cá nhân, cộng đồng, giai cấp, dân tộc và về cả nhân loại.

a. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng nhân dân lao động là tư tưởng về sự kết hợp giữa dân tộc với giai cấp, dân tộc với quốc tế, độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội

– Độc lập, tự do là quyền bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc.

– Giải phóng dân tộc trước hết phải do chính các dân tộc thực hiện.

– Giải phóng dân tộc phải gắn liền với giải phóng giai cấp, giải phóng nhân dân lao động.

b. Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng là tư tưởng sự nghiệp cách mạng, thành quả cách mạng của dân, do dân và vì dân

– Độc lập, tự do gắn với xã hội của dân, vì dân.

– Quyền dân chủ của nhân dân.

– Giải phóng con người bằng cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.

– Trách nhiệm, công việc, chính quyền, đoàn thể, quyền hành của dân.

c. Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người còn là tư tưởng về phát triển con người toàn diện

Xây dựng con người phát triển toàn diện, tức là quá trình làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của con người

– Tiêu chuẩn cơ bản hàng đầu của con người toàn diện là đức và tài, trong đó đức là gốc.

– Nguyên tắc cơ bản để xây dựng con người toàn diện là tu dưỡng, rèn luyện trong hoạt động thực tiễn, thực hiện đồng bộ quá trình giáo dục và tự giáo dục.

5. Phát huy vai trò nhân tố con người trong sự nghiệp đổi mới

Con người vừa là chủ thể, vừa là sản phẩm của lịch sử:

 – Con người là sản phẩm của lịch sử: Chính quá trình lao động và việc sáng tạo ra các công cụ lao động đã là nhân tố quyết định đến sự biến vượn người thành người.

– Con người là chủ thể của lịch sử: Sau khi xuất hiện, con người đã lao động và cải biến thế giới, bằng tri thức của mình con người đã là thay đổi bộ mặt của thế giới vật chất, cùng với sự phát triển của xã hội loài người là sự phát triển của lịch sử, con người trở thành chủ thể của lịch sử. Bởi vì, con người là nhân tố quyết định đến sự phát triển của lịch sử.

Sự nghiệp đổi mới nhằm mục tiêu vì hạnh phúc của con người và do con người làm nên. Để phát huy vai trò nhân tố con người cần thiết phải tiến hành một số nội dung sau:

– Giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội, tạo ra một hệ thống chính sách, biện pháp và cơ chế vận hành đảm bảo sự phối hợp đúng đắn lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội. Trong đó, lợi ích cá nhân là động lực trực tiếp.

– Nâng cao chất lượng cuộc sống con người, nâng cao trình độ và năng lực lao động, nâng cao tay nghề.

– Tạo ra một môi trường công bằng, dân chủ, quan tâm đến lợi ích của từng người và lợi ích của cả cộng đồng.

– Đảng ta khẳng định: kết hợp tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội, kết hợp lợi ích vật chất với lợi ích tinh thần, chăm lo lợi ích trước mắt với lợi ích lâu dài của nhân dân, kết hợp hài hoà các lợi ích, chú ý lợi ích cá nhân người lao động. Nguồn lựccon người là cơ bản nhất của sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Bản chất con người là tổng hoà những mối quan hệ xã hội”.

Leave Comments

0394.411.939
0394411939